Lũa Thủy Sinh Là Gì – Các Loại Lũa Thủy Sinh Tốt Nhất Hiện Nay

Lũa thủy sinh là gì

Đối với dân chơi cá cảnh thì việc chọn cho mình những chú cá đẹp độc đáo và lạ mắt thì việc cải tạo, trang trí môi trường sống cho chúng cũng là một phần rất quan trong, một bể cá cảnh đẹp giúp cho người chơi cá cảnh có cảm giác được thư giãn thoải mái, tạo cho môi trường sống của những chú cá trở nên sinh động và đa dang.

Vậy đối với những người vừa mới bắt đầu chơi cá cảnh liệu họ có biết đến lũa thủy sinh. Trong bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc lũa thủy sinh là gì.

Giới thiệu lũa thủy sinh

Lũa thủy sinh là gì

Lũa thủy sinh là gì ? lũa có nghĩa là phần cốt lõi ở gốc thường được lấy từ cây cổ thụ khô sau khi bị chết và trải qua quá trình bào mòn của tự nhiên và chỉ còn cốt lõi phần gốc chắc chắn ở bên trong gỗ. Điều đặc biệt chung của các loài gỗ này chính là chúng rất cứng và chắc chắn, không bị tác động bởi mối mọt.

Do chúng được lấy từ các loại gỗ cổ thụ lâu năm , trải qua quá trình hình thành lâu dài nên lũa  có giá thành rất cao và rất quý hiếm được rất nhiều người săn lùng đặc biệt là các dân chơi thủy sinh.

Lũa không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường sống lý tưởng cho cá và các sinh vật khác.

Lũa thủy sinh là gì,  là một dạng gỗ đặc biệt giống như lũa mà mình đã đề cập trên đó, nhưng lũa thủy sinh  có sự đa dạng hơn về hình thức và loại gỗ. Lũa thủy sinh khá là quý hiếm cho nên việc tìm kiếm và mua các loại lũa từ gỗ thịt rất khó khăn, lũa thủy sinh thường bao gồm cả các loại cây khô như Hải Sơn Tùng, Ngọc Linh Sam và nhiều loại cây khác.

Những loại cây này cũng được coi là lũa nếu có thể sử dụng trong bể thủy sinh.

Bên cạnh những dòng lũa có nguồn gốc từ thiên nhiên được xử lý qua nhiều thời gian, thì các loại lũa còn lại trước khi được đem vào sử dụng thì cần phải trải qua quá trình xử lý như: Vệ sinh, tẩy rửa sạch sẽ, dùng các hóa chất chống mối mọt, luộc,…

Đặc điểm lũa thủy sinh là gì

Lũa thủy sinh là gì, lũa thủy sinh  có nhiều đặc điểm đặc trưng làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến trong việc trang trí và tạo môi trường sống cho các loài cá và cây thủy sinh. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của lũa thủy sinh:

  • Độ bền cao: Bản chất lũa thủy sinh là từ các gốc cây cổ thụ trải qua nhiều năm tháng nên  khi đặt vào trong các bể cá  lũa thủy sinh thường có khả năng chịu nước tốt, không bị mục nát hay phân hủy nhanh chóng khi ngâm trong nước.
  • Hình dáng tự nhiên: Tùy theo cấu tạo, hình thành của tự nhiên lũa thủy sinh thường có những hình dáng độc đáo, tự nhiên, giúp tạo nên cảnh quan sống động và tạo nên một hệ sinh thái nhỏ dưới nước gần gũi với môi trường hoang dã. Chính vì điều này nên được người chơi cá rất ưa chuộng.
  • Lũa thủy sinh có khả năng tương thích sinh học: Lũa thủy sinh được lấy từ các loại gỗ cây cổ thụ tự nhiên nên lũa thủy sinh không tiết ra các chất độc hại, an toàn cho cá và cây thủy sinh, giúp duy trì môi trường nước sạch và ổn định.
  • Tạo nơi trú ẩn:  Khi đặt lũa thủy sinh trong bể cá sẽ tạo các khe hở, hang động trong lũa gỗ cung cấp nơi trú ẩn và chỗ nghỉ ngơi cho các loài cá, giúp chúng cảm thấy an toàn  và giảm căng thẳng tạo cảm giác giống với môi trường tự nhiên.
  • Hỗ trợ vi sinh vật: Lũa thủy sinh cung cấp bề mặt cho các vi sinh vật có lợi phát triển, góp phần cải thiện chất lượng nước và cân bằng hệ sinh thái trong hồ.
  • Giảm pH nước: Một số loại lũa thủy sinh có khả năng làm giảm độ pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cá và cây thủy sinh phát triển.
  • Trang trí đa dạng: Với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, lũa thủy sinh cho phép người chơi thủy sinh sáng tạo trong việc bố trí và trang trí bể cá theo nhiều phong cách khác nhau.
  • Dễ dàng sử dụng: lũa thủy sinh có thể dẽ dàng được sắp xếp và di chuyển trong bể, giúp người chơi thay đối cảnh một cách linh hoạt

    Hướng dẫn cách xử lý lũa thủy sinh

Chơi thủy sinh đòi hỏi người chơi cần có kiến thức, kiên nhẫn và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bởi đây là một thú chơi khá cầu kì, vấn đề xử lý lũa thủy sinh làm như thế nào để sạch và hiệu quả nhất là điều mà các dân chơi thủy sinh quan tâm nhất. Việc xử lý thủy sinh không kỹ lưỡng sẽ dẫn đến hậu quả nghiệm trọng nếu không có cách cứu vãn có thể phải thay layout khác. Dưới đây là chia sẻ của cá cảnh 1p gửi đến bạn đọc cách xử lý lũa thủy sinh sao cho triệt để nhất nhé.

Bước 1: Làm sạch lũa thủy sinh

Lũa thủy sinh sau đem khi về đem loại bỏ tạp chất sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hoặc dùng bàn chải cứng, chổi nhỏ để chà sạch bùn đất, rêu và các tạp chất bám trên bề mặt lũa. Sau đó đem đi rửa dưới vòi nước sạch nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và cặn bã.

Bước 2: Ngâm lũa thủy sinh

Sau khi vệ sinh sạch sẽ tiến hành đem ngâm lũa thủy sinh, việc ngâm lũa thủy sinh trong thời gian dài có thể sẽ giúp loại bỏ sâu các tạp chất còn sót lại trong gỗ như: nhựa cây, chất độc,.. đặt lũa vào một thùng nước lớn và ngâm trong khoảng 1-3 tháng. Thay nước hàng ngày để loại bỏ tannin (chất màu nâu có thể làm nước bị nhuốm màu).Nếu bỏ qua bước ngâm thủy sinh này về sau  khi đem vào bể thủy sinh sẽ dẫn đến bể cá có màu vàng, gây ảnh hưởng đến môi trường cá cảnh.

Bước 3: Luộc lũa thủy sinh

Để đẩy nhanh quá trình xử lý thủy sinh, thì thường được các dân chơi thủy sinh đem đi luộc. Thay vì mất từ 1 đến 3 tháng để xử lý chúng thì việc áp dụng phương pháp luộc lũa thủy sinh sẽ giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình xử lý cũng như tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng đối với các loại lũa thủy sinh có kích thước nhỏ, rởi, … và không khả thi đối với các loại lũa có kích thước lớn, nguyên khối. Để giải đáp được bài toán xử lỹ các khối lũa thủy sinh lớn đây là cách được sử dụng nhiều nhất.

Sử dụng dung dịch hóa học, hóa chất được sử dụng phổ biến nhất là oxy già hoặc các loại dung dịch cồn được sử dụng trong công nghiệp sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình xử lý lũa thủy sinh. Việc hòa tan các các chất hóa học giúp đẩy nhanh quá trình đào thải các nhựa cây và các chất độc có trong lũa thủy sinh. Phương pháp này sẽ giúp giảm từ 40 đến 50% thời gian xử lý lũa.

Bước 4: Nướng lũa thủy sinh

Trong quá trình xử lý lũa thủy sinh mà có thể áp dụng để lũ trở nên sạch hơn đó chính là nướng hoặc hơ nhẹ trên lửa. Tuy nhiên, việc nướng trên lửa sẽ gây ra các rủi ro không mong muốn như lũa bị ám màu, trong quá trình nướng nếu không cẩn thẩn dẫn đến cháy làm hỏng lũa. Vỳ vậy, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng phương pháp này nhé.

Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện:

Kiểm tra màu nước: Nếu nước không còn bị nhuốm màu nâu sau khi ngâm, lũa đã sẵn sàng để sử dụng.

Kiểm tra mùi: Lũa đã xử lý không nên có mùi lạ hay khó chịu.

Bước 6: Bố trí đặt lũa vào bể thủy sinh

Bố trí lũa: Đặt lũa vào bể theo ý muốn, đảm bảo nó ổn định và không gây cản trở cho cá và cây thủy sinh.

Kiểm tra chất lượng nước: Theo dõi chất lượng nước trong bể sau khi đặt lũa vào, đảm bảo nước không bị thay đổi màu sắc hay xuất hiện mùi lạ.

Việc xử lý lũa thủy sinh kỹ lưỡng giúp đảm bảo môi trường sống trong bể cá được duy trì sạch sẽ và an toàn, đồng thời giúp lũa phát huy hết tác dụng thẩm mỹ và sinh học của nó.

Các loại lũa được ưa chuộng nhất hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại lũa thủy sinh được ưa chuộng bởi hình dáng độc đáo và khả năng tương thích với môi trường thủy sinh. Dưới đây là một số loại lũa thủy sinh phổ biến:

1.Lũa bon sai (Bonsai Driftwood)

Lũa bonsai được tạo hình giống cây bonsai nhỏ, thường được sử dụng để tạo điểm nhấn trong bể thủy sinh. Loại lũa này rất được ưa chuộng vì tính thẩm mỹ cao và khả năng tạo ra cảnh quan tự nhiên.

  • Đặc điểm: Lũa Bonsai được tạo hình từ nhiều nhánh gỗ nhỏ, giúp bạn dễ dàng sáng tạo và tạo điểm nhấn cho bể cá. Loại lũa này có màu nâu sáng đến nâu sẫm, vân gỗ đẹp và ít bám rêu.
  • Ưu điểm: Dễ tạo dáng theo ý muốn, giá thành rẻ hơn lũa Linh Sam.
  • Nhược điểm: Có thể bị gãy vụn trong quá trình tạo dáng.

2. Lũa Ngọc Linh sam

  • Đặc điểm: Lũa Linh Sam có nhiều nhánh nhỏ, tạo cảm giác như một cây bonsai tự nhiên. Loại lũa này có màu nâu sáng đến nâu sẫm, vân gỗ đẹp và ít bám rêu.
  • Ưu điểm: Dễ tạo dáng, dễ xử lý, ít ảnh hưởng đến chất lượng nước.
  • Nhược điểm: Giá thành cao.

3. Lũa Đỗ Quyên

  • Đặc điểm: Lũa Đỗ Quyên có màu vàng tươi sáng và hình dạng cong mềm mại, mang đến cho bể cá vẻ đẹp tinh tế và thanh lịch. Loại lũa này có vân gỗ mịn và ít bám rêu.
  • Ưu điểm: Màu sắc độc đáo, dễ tạo dáng, ít ảnh hưởng đến chất lượng nước.
  • Nhược điểm: Giá thành cao, khó tìm mua.

4. Lũa rể rừng:

  • Đặc điểm: Lũa Rễ Rừng sở hữu những nhánh gỗ dài, tạo cảm giác như những bộ rễ cây cổ thụ, mang đến vẻ đẹp hoang sơ và bí ẩn cho bể cá. Loại lũa này có màu nâu đen tự nhiên và vân gỗ thô.
  • Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ tìm mua, tạo điểm nhấn độc đáo cho bể cá.
  • Nhược điểm: Có thể bám rêu nhiều, cần xử lý kỹ trước khi sử dụng.

5. Lũa Hải Sơn Quỳ:

  • Đặc điểm: Lũa Hải Sơn Quỳ có hình dạng độc đáo với nhiều lỗ hổng, tạo nơi ẩn náu lý tưởng cho cá và góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ cho bể cá. Loại lũa này có màu nâu sáng đến nâu sẫm, vân gỗ đẹp và ít bám rêu.
  • Ưu điểm: Hình dạng độc đáo, tạo điểm nhấn cho bể cá, giá thành tương đối rẻ.
  • Nhược điểm: Khó tìm mua, cần xử lý kỹ trước khi sử dụng.

6. Lũa Thạch Sùng:

  • Đặc điểm: Lũa Thạch Sùng có màu nâu đen tự nhiên, mang đến vẻ đẹp mộc mạc và giản dị cho bể cá. Loại lũa này có vân gỗ mịn và ít bám rêu.
  • Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ tìm mua, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
  • Nhược điểm: Hình dạng không được độc đáo như các loại lũa khác.

7. Lũa Cholla:

  • Đặc điểm: Lũa Cholla có cấu trúc dạng xương, tạo điểm nhấn độc đáo và mang đến cho bể cá vẻ đẹp hiện đại. Loại lũa này có màu nâu sáng đến nâu sẫm, vân gỗ đẹp và ít bám rêu.
  • Ưu điểm: Hình dạng độc đáo, tạo điểm nhấn cho bể cá, giá thành tương đối rẻ.
  • Nhược điểm: Khó tìm mua, cần xử lý kỹ trước khi sử dụng.

Ngoài những loại lũa phổ biến trên, còn có rất nhiều loại lũa thủy sinh khác với hình dạng và màu sắc đa dạng. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin để lựa chọn loại lũa phù hợp với sở thích và phong cách của mình.

Kết luận:

Với những thông tin chia sẻ trên, cá cảnh 1p hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi lũa thủy sinh là gì cũng như có thêm kiến thức và cảm hứng để lựa chọn lũa thủy sinh phù hợp cho bể cá của mình. Hãy sáng tạo và tạo nên một không gian sống hoàn hảo cho những chú cá cảnh yêu quý của bạn nhé!

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *